Theo hồ sơ, năm 2007, Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà (nay là CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà - HDTC)
hợp tác với hai đối tác Hàn Quốc là Công ty P&D Korea Co.,Ltd (công ty P&D) và Công ty Lucky Việt Nam Construction Co.,
Ltd (LVC) thành lập Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển nhà Việt Nam - Hàn Quốc (VK Housing) có vốn điều lệ 23,87 triệu
USD, để thực hiện triển khai dự án The Mark với số vốn đầu tư 79 triệu USD. HDTC góp 20% vốn, Công ty LVC góp18%, Công
ty P&D góp 62% vốn góp.
Đối tác nước ngoài làm sai Luật Doanh nghiệp?
Năm 2009, VK Housing vay của Công ty DWS 15 tỷ Won (tương đương 12,5 triệu USD - thực tế, số tiền được giải ngân là 12
tỷ Won) và dùng lô đất dự án The Mark làm tài sản thế chấp, Daewoo Securities Co., Ltd là bên bảo đảm khoản vay của VK
Housing.
Dự án The Mark thuộc quyền quản lý của HDTC tại liên doanh theo phán quyết
Sau khi được giải ngân, nhóm công ty Hàn Quốc đã rút tiền ra để sử dụng vào mục đích khác, kể từ thời điểm này đến năm
2015, VK Housing mất khả năng chi trả. Do đó, Daewoo Securities Co., tìm đối tác bán khoản nợ mà Daewoo Securities Co.,
Ltd cho VK Housing vay.
Ngày 22/07/2015, Tòa án quận Trung tâm Seoul ban hành Quyết định tuyên bố phá đối với P&D và LVC. Được biết, quyết định
phá sản của cả hai doanh nghiệp này đều xuất phát từ yêu cầu của Công ty DWS.
Ngày 16/3/2016, Tòa án quận Trung tâm Seoul đã giao cho ông Kwon Soon Chul là quản tài viên đứng ra phát mãi tài sản
thông qua việc ký hợp đồng chuyển nhượng 80% vốn điều lệ VK Housing thuộc quyền sở hữu của Công ty P&D và LVC cho Công
ty DWS.
Từ công ty cho vay, DWS đã trở thành chủ sở hữu khi mua thành công vốn điều lệ của hai công ty P&D và LVC. Cũng từ đây,
DWS thực hiện cung cấp hồ sơ chưa đúng quy định pháp luật để làm thủ tục điều chỉnh về pháp nhân nước ngoài trong liên
doanh. Cụ thể, DWS đã xin thay thế 2 pháp nhân cũ là P&D và LVC để làm thành viên góp vốn tại VK Housing. Tuy nhiên,
HDTC (thành viên góp vốn của VK Housing) lại không được thông báo cũng như không được biết về vấn đề chuyển nhượng vốn
góp nói trên. Điều này là trái với quy định của Hợp đồng liên doanh (khoản 8.6 Điều 8), Điều lệ công ty (Điều 10) và
Luật Doanh nghiệp về quyền ưu tiên chuyển nhượng (khoản 3, Điều 54).
Song song với việc cung cấp hồ sơ chưa đúng quy định, để thay đổi pháp nhân trong liên doanh, DWS cũng tiến hành các thủ
tục để Tòa án quận Trung tâm Seoul cũng quyết định Công ty Sintek Fastners Pte. Ltd được chuyển giao khoản nợ của Công
ty Daewoo Securities Co., Ltd. Phán quyết cũng giải thích rõ Sintek Fastners Pte. Ltd là công ty của Trung Quốc.
Bằng cách này, Công ty Sintek Fastners Pte đã được Công ty DWS “dọn đường” vào Việt Nam thông qua việc mua khoản nợ của
2 công ty P&D và LVC như Quyết định tuyên bố phá sản số 2014-100130 và số 2014- 10029 trước đó.
Chính từ những hồ sơ trên, ngày 21/4/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
0305339044 đăng ký thay đổi lần thứ 02 cho VK Housing. Căn cứ hồ sơ, tài liệu thu thập được, xác định Công ty VK Housing
ký Giấy xác nhận số 01/2016 GXN-VP ngày 20-4-2016 giữa bên chuyển nhượng là Công ty P&D Korea Co., Ltd với bên nhận
chuyển nhượng là Công ty DWS Star Bridge Limited Liability; Giấy xác nhận số 02/2016/GXN-VP ngày 20-4-2016 giữa bên
chuyển nhượng là Công ty Lucky Vietnam Construction với bên nhận chuyển nhượng là Công ty DWS Star Bridge Limited
Liability và sử dụng tài liệu này để làm hồ sơ đăng ký thay đổi thành thành viên của VK Housing , trong Hồ sơ đăng ký
thay đổi nội dung Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp lần thứ 02 ngày 21-4-2016 tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.
Do ngày 16/3/2016, Công ty P&D Korea Co., Ltd và Công ty Lucky Vietnam Construction (đã bị tuyên bố phá sản trước đó)
không ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong VK Housing với Công ty DWS Star Bridge Limited Liability; 02 bản
hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa Công ty DWS Star Bridge Limited Liabỉlity với Quản tài viên do Toà án Quận trung tâm
Seoul chỉ định không được Toà án của Việt Nam công nhận nên không có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam
(Tại Mục 5, Điều 3 của 02 hợp đồng trên quy định để hợp đồng có giá trị pháp lý tại Việt Nam thì Bên nhận chuyển nhượng
phải thực hiện các thủ tục cần thiết như (i) xin công nhận Hợp đồng này từ toà án của Việt Nam...).
DWS cố tình gây thiệt hại cho HDTC
Sau khi phát hiện, DWS sử dụng hồ sơ chưa đúng quy định của pháp luật, để thay đổi thành viên trong VK Housing với Sở Kế
hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, công ty HDTC đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng.
Bộ Công an sau quá trình điều tra đã khẳng định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để được cấp giấy chứng
nhận thay đổi lần 2 được thực hiện ngày 21/4/2016 của VK Housing là giả mạo.
Ngày 29/9/2017, Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở KH&ĐT TP HCM đã có quyết định về việc Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp; trong đó có nội dung: Hủy bỏ đăng ký thay đổi lần 2 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp VK Housing số
0305339044 do Sở KH&ĐT TP HCM cấp ngày 21/04/2017, khôi phục giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đầu tư số 411022000109
được cấp thay đổi lần thứ 1; nghĩa là không công nhận tư cách thành viên góp vốn của DWS Star Bridge Limited Liability
thay cho 2 công ty phá sản là Công ty Cổ phần P&D Korea và Công ty Cổ phần Xây dựng Lucky Việt Nam.
Theo khoản 8.6 Điều 8 của Hợp đồng liên doanh, Điều 10 của Điều lệ công ty, và khoản 3, Điều 54 của Luật Doanh nghiệp về
quyền ưu tiên chuyển nhượng, thì trong trường hợp một trong các bên phá sản, bên còn lại (ở đây là HDTC) sẽ được ưu tiên
mua phần vốn góp đó. Do đó, quá trình DWS mua lại cổ phần của P&D và LVC, DWS phải biết và phải có trách nhiệm báo lại
cho quản tài viên biết để thông báo cho HDTC, VK Housing để những thành viên này mua lại theo quy định của Luật Doanh
nghiệp cũng như quy định tại Hợp đồng liên doanh mà ba bên đã ký trước đó.
Là bên cho liên doanh VK Housing vay tiền, DWS biết rõ vai trò của mình, chỉ có thể là chủ nợ của liên doanh, không phải
là nhà đầu tư dự án, không phải là thành viên góp vốn nên việc "lấn sân" vào quá trình điều hành, thay đổi tình trạng
pháp lý của doanh nghiệp liên doanh là trái với quy định, trái với Luật Doanh nghiệp
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, hàng loạt thông tin sự thật đã được nhóm nhà đầu tư này tung ra cho báo chí cũng
như mạng xã hội nhằm bóp méo sự thật, họ lấy yếu tố nước ngoài, mượn đường ngoại giao để gây sức ép lên quá trình giải
quyết vụ việc, tìm chiêu trò để thay đổi tình trạng pháp lý của doanh nghiệp với mục tiêu là nhắm đến khu đất ở quận 7.
Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có văn bản cho biết DWS đã giả mạo hồ sơ, thay đổi thành viên
của VK Housing là gian dối, không tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt, các cơ quan tài phán Việt Nam đã nhận thấy rõ hành vi gian dối của những doanh nghiệp này nên đã có quyết định
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong nước. Tại phiên tòa phúc thẩm sáng 11/9/2019, TAND Cấp cao tại
TP HCM tuyên y án sơ thẩm với 3 nội dung chính, gồm không công nhận hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa và 2 pháp nhân Hàn
Quốc là P&D và LVC. Hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 2 của VK Housing, trong đó có nội dung không
công nhận phần góp vốn 80% của DWS. Giao HDTC tạm thời quản lý phần vốn của LVC và P&D trong thời gian chưa có người kế
thừa.
Từ trường hợp của DWS, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, đang có hiện tượng một số nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tìm cách thâu tóm doanh nghiệp. Đối với những công ty tiềm lực tài chính yếu, thì kịch bản thâu tóm, gian dối hồ sơ như
DWS đã làm sẽ thành công và doanh nghiệp yếu thế sẽ khó lòng chống đỡ. Nếu không ngăn chặn kịp thời, tài nguyên đất đai
và quyền lợi kinh tế của Việt Nam có nguy cơ sẽ bị công ty nước ngoài thâu tóm, lũng đoạn.
Phạm Hùng - Báo Enternews.vn